Git là công cụ cực kì hiệu quả để quản lý source code và cũng cực kì phổ biến khi gần như mọi công ty hay team develope sử dụng. Bài viết sau của bạn Lê Việt Tú đăng trên Kipalog hướng dẫn cách sử dụng Git stash một cách hiệu quả.
Lưu lại thay đổi
Git stash
được sử dụng khi muốn lưu lại các thay đổi chưa commit, thường rất hữu dụng khi bạn muốn đổi sang 1 branch khác mà lại đang làm dở ở branch hiện tại.
Muốn lưu toàn bộ nội dung công việc đang làm dở, bạn có thể sử dụng git stash
như sau
# or just "git stash"
Khi này branch đã trở nên “sạch sẽ” và git status
sẽ cho thấy bạn có thể chuyển sang branch tuỳ thích. Bạn có thể git stash
bao nhiêu lần tuỳ thích và mỗi lần đó git sẽ lưu toàn bộ lần thay đổi đó như 1 phần tử trong 1 stack.
Lấy lại thay đổi
Sau khi đã git stash 1 hoặc vài lần, bạn có thể xem lại danh sách các lần lưu thay đổi bằng câu lệnh
$ git stash list
stash@{0}: WIP on <branch-name>: <lastest commit>
stash@{1}: WIP on <branch-name>: <lastest commit>
stash@{2}: WIP on <branch-name>: <lastest commit>
Nếu muốn xem cả nội dung của từng thay đổi thì thêm option -p
$ git stash list -p
hoặc xem nội dung cụ thể hơn nữa của lần thay đổi thứ 1:
$ git stash show stash@{1}
Khi muốn apply lại thay đổi từ stash lần 1 bạn có thể
$ git stash apply stash@{1}
Xoá các thay đổi không cần thiết
Đôi khi bạn muốn lấy lại thay đổi và xoá nội dung thay đổi lưu trong stack đi, khi đó bạn có thể
$ git stash apply stash@{1}
$ git stash drop stash@{1}
hoặc đơn giản hơn là
$ git stash pop stash@{1}
Thậm chí nếu muốn xoá toàn bộ stack thì có thể dùng clear
$ git stash clear